Với tốc độ phát triển nhanh chóng, xe hơi đã trở thành một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Việc sở hữu một chiếc xe hơi không chỉ đáp ứng nhu cầu di chuyển của cá nhân mà còn chứng tỏ đẳng cấp và thành công. Trong bài viết này, hãy cùng eParking tìm hiểu các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam.
Mục lục bài viết
Xe Sedan
Sedan hay được còn gọi là Saloon tại Anh, đây là một trong các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam. Loại xe này có thiết kế mui kín và được chia thành ba khoang riêng biệt, gồm: khoang động cơ phía trước, khoang hành khách và khoang hành lý phía sau. Với cấu trúc này, khoang động cơ và khoang hành lý thường được thiết kế thấp hơn, còn khoang hành khách có đủ không gian để chứa hai hàng ghế. Sedan có cấu trúc 4 cửa phân bố đều hai bên, cung cấp 4 -5 chỗ ngồi và khoảng sáng gầm xe thấp, không vượt quá 200mm.
Xem thêm: Các loại xe tải dưới 1 tấn
Xe Hatchback
Xe Hatchback là có những đặc điểm khác biệt so với các dòng xe khác. Nó bao gồm 2 khoang riêng biệt là khoang lái và khoang hành khách (khoang hành lý được tích hợp trong khoang hành khách). Thường có 3 hoặc 5 cửa, trong đó có một cửa phía sau mở lên trên để chứa hành lý. Gầm xe thấp, tương tự như xe sedan, với độ cao dưới 20cm. Hàng ghế sau có thiết kế cho phép gập lại để mở rộng không gian chứa đồ. Xe Hatchback thường có 4 – 5 chỗ ngồi và có cốp mở ở phía sau.
Xe Hatchback thường được liên tưởng đến các loại xe ô tô có kích thước nhỏ gọn và tiện dụng, phù hợp để di chuyển linh hoạt trong thành phố. Đặc biệt, đây cũng là loại xe rất phổ biến cho người mua xe lần đầu và các chị em phụ nữ.
Xe SUV
SUV (viết tắt của Sport Utility Vehicle) là một dòng xe thể thao đa dụng với thiết kế mạnh mẽ, vuông vắn và cơ bắp. Đặc điểm của SUV là kết cấu thân xe được xây dựng trên khung như xe tải với khoảng sáng gầm cao. Xe được trang bị động cơ mạnh mẽ, có khả năng di chuyển trên cả đường trường và nhiều địa hình khác nhau. Nội thất của SUV rộng rãi, có thể chứa từ 5 đến 7 người cùng hành lý.
Ngày nay, để tăng cường khả năng vận hành, nhiều mẫu SUV được trang bị hệ thống dẫn động 4 bánh, giúp xe không bị hụt hơi, mất trợ lực khi di chuyển trên các địa hình khó, đồng thời tận dụng tối đa sức mạnh của động cơ.
Xem thêm: Chu kì đăng kiểm xe tải
Xe Crossover
Crossover là một loại xe có ngoại hình được coi như phiên bản thu nhỏ của các mẫu xe SUV hiện có trên thị trường. Tuy nhiên, ngoại hình của Crossover mang tính mềm mại hơn so với các mẫu xe SUV. Điểm quan trọng nhất để phân biệt giữa Crossover và SUV là nằm ở cấu trúc của xe. Crossover có cấu trúc thuộc loại monocoque body hoặc unibody, tức là có cấu trúc thân liền khung. Kiểu cấu trúc này khiến người ta liên tưởng đến cách xây dựng của các mẫu Sedan. Do đó, Crossover được xem là một sự kết hợp giữa dòng xe SUV và dòng xe Sedan.
Xe MPV
MPV (viết tắt của Multi Purpose Vehicle) là một dòng xe ô tô đa dụng với thiết kế rộng rãi, cho phép linh hoạt chuyển đổi giữa chở người và chở hàng thông qua việc sắp xếp các hàng ghế hành khách ở phía sau.
Các mẫu xe MPV có kiểu dáng đơn giản và mềm mại, tập trung chủ yếu vào thiết kế không gian nội thất. Bởi vì đây là dòng xe đa dụng, khác hoàn toàn với ngoại hình mạnh mẽ, bắt mắt của các mẫu Sedan, SUV hay Crossover.
Hiện nay, có nhiều dòng xe MPV được thiết kế với 5+2 chỗ ngồi, 7 chỗ hoặc 9 chỗ với hàng ghế có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Các hàng ghế hành khách phía sau có thể gập và trượt linh hoạt, tạo thêm không gian chở hành lý, hàng hóa. Thậm chí, một số mẫu xe còn có khả năng tháo rời hay xoay ghế để tạo không gian làm việc rộng rãi.
Xe Coupe
Coupe là một kiểu xe hơi mang đến phong cách thể thao với thiết kế mui kín và phần mái kéo dài xuống phía sau. Mẫu xe này gồm có 2 cửa và 2 chỗ ngồi, không có trụ B, thường được lắp đặt động cơ công suất lớn. Cabin của xe thường nhỏ và chiều dài tổng thể ngắn hơn so với biến thể sedan (nếu có).
Xem thêm: Quy trình kiểm soát xe ra vào cổng hầm xe cho xe hơi
Thực tế, khái niệm về xe coupe đã tồn tại từ rất lâu, nhưng ban đầu nó chủ yếu ám chỉ đến dòng xe có 2 cửa và 2 chỗ ngồi. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhiều mẫu xe coupe hiện nay đã được thiết kế với 4 hoặc 5 chỗ ngồi, do đó số lượng cửa cũng tăng lên tương ứng.
Xe Convertible
Xe Convertible hay còn được gọi là Roadster hoặc Spyder, đây là dòng xe thể thao mui trần có khả năng đóng mở linh hoạt. Xe Convertible có thể coi là phiên bản thể thao hơn của dòng xe coupe mà chúng đã đề cập trước đó. Dù có 2 hay 4 chỗ ngồi thì dòng xe mui trần cũng thường có 2 cửa.
Xe mui trần thường có giá bán cao hơn so với coupe. Mui của xe Convertible cho phép mở và đóng linh hoạt, nhưng điều này đồng nghĩa với việc khoang hành lý thường hẹp hơn khi mui được mở, vì diện tích phải nhường cho phần mui xếp ở phía sau. Xe mui trần thường nặng hơn đáng kể so với coupe vì khung gầm của xe mui trần được gia cố chắc chắn hơn do không có phần mui làm giá đỡ.
Xe Pickup
Xe Pickup hay còn được thường được gọi là xe bán tải, là một dạng SUV có thùng chở hàng phía sau. Đây là một loại xe lai giữa xe tải và xe ô tô chở khách, được sử dụng để đi lại hàng ngày và phục vụ cho các nhu cầu công việc khác nhau.
Trước đây, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các mẫu xe bán tải thường có kích thước rất lớn để phù hợp với công việc. Tuy nhiên, kích thước lớn và trọng lượng nặng của xe đã gây ra tình trạng tiêu thụ nhiên liệu cao. Dưới sức ép của chính phủ và nhu cầu của người dùng, các mẫu xe bán tải hiện nay đã được thiết kế nhỏ gọn hơn, đồng thời có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Xe Limousine
Limousine thường được liên tưởng đến các chiếc xe dài với nhiều cửa sổ. Hiện nay, không có tiêu chuẩn cụ thể để định nghĩa một chiếc xe là limousine. Tuy nhiên, thuật ngữ limousine thường ám chỉ đến các dòng xe hơi cao cấp, có phần ghế ngồi phía sau hoàn toàn tách biệt với ghế lái và có thiết kế thân xe dài với khoảng cách lớn giữa các bánh xe.
Xem thêm: Hệ thống giữ xe oto thông minh là gì?
Đặc điểm nổi bật của những mẫu xe Limousine là có nội thất sang trọng, không gian rộng rãi và được trang trí độc đáo, phù hợp với số tiền mà chủ nhân đã bỏ ra.
Trên đây là bài viết của eParking đã chia sẻ đến bạn các loại xe hơi phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được loại xe phù hợp với nhu cầu của mình.