Máy giữ xe thông minh eParking 15/11/2022

Trọng tải xe là một thông số kỹ thuật rất quan trọng đối với các phương tiện giao thông. Vậy trọng tải xe là gì? Trọng tải và tải trọng có gì khác nhau? Hãy cùng eParking tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo phần mềm quản lý trạm cân EWEIGHING tại eParking được quản lý chặt chẽ bằng QR Code vô cùng tiện lợi

Trọng tải của xe là gì?

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 86/2014 NĐ – CP, trọng tải của xe được định nghĩa như sau: Trọng tải của xe ô tô là tổng khối lượng hàng hóa hoặc số lượng người tối đa mà xe ô tô đó có thể được chở theo thiết kế của nhà sản xuất. Có thể hiểu là khi sản xuất ra một phương tiện ô tô bất kỳ, những nhà sản xuất đều tính khối lượng của hàng hóa hoặc số lượng người tối đa mà phương tiện đó có thể chở được.

Việc đảm bảo trọng tải quy định của xe khi sử dụng sẽ giúp xe vận hành tốt hơn, máy móc hoạt động bền bỉ và hoạt động mạnh mẽ hơn. Nếu thường xuyên chở lượng người hoặc hàng hóa quá trọng tải sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng của xe ô tô, dẫn đến hỏng hóc, xuống cấp.

Tất cả các thông số về trọng tải của xe đều sẽ được ghi rõ trong giấy tờ, hướng dẫn sử dụng xe. Do đó, trước khi sử dụng xe bạn cần nắm rõ các thông số về trọng tải xe để đảm bảo xe được vận hành đúng quy định.

Trọng tải của xe là gì

Trọng tải của xe là gì

Phân biệt trọng tải với tải trọng

Trọng tải và tải trọng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên do cách đọc khá giống nhau nên rất nhiều người thường bị hiểu nhầm và không phân biệt được 2 thuật ngữ này.

Trọng tải thể hiện cho khả năng chuyên chở hàng hóa tối đa mà một phương tiện tham gia giao thông được phép vận chuyển theo đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật được cấp phép.

Tải trọng là tổng khối lượng hàng hóa thực tế mà phương tiện đang vận chuyển. Tải trọng xe chỉ tính khối lượng của các loại hàng hóa mà xe đang vận chuyển và được phép lưu thông theo quy định pháp luật mà không tính khối lượng toàn tải, nghĩa là không tính tự trọng của xe và người trên xe.

Phân biệt trọng tải với tải trọng

Phân biệt trọng tải với tải trọng

Từ các phân tích trên, có thể thấy tải trọng và trọng tải xe đều là các thông số đề cập đến tổng khối lượng hàng hóa, tuy nhiên chúng cũng có điểm khác biệt đặc trưng:

  • Trọng tải thể hiện cho tổng khối lượng hàng hóa mà xe có khả năng vận chuyển tối đa.
  • Tải trọng thể hiện tổng khối lượng hàng hóa hiện tại xe đang chuyên chở.

Các loại trọng tải xe ô tô tải phổ biến hiện nay

Thông số trọng tải của các loại xe tải sẽ được quan tâm nhiều hơn các loại xe con. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng xe tải với những trọng tải khác nhau. Sự đa dạng này giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp cho các mục đích sử dụng của mình. Hiện nay có những loại trọng tải xe ô tô tải phổ biến như sau:

  • Xe tải có trọng tải dưới 5 tấn gồm: 1 tấn; 1,4 tấn; 1,5 tấn; 1,9 tấn; 2 tấn; 2,2 tấn; 2,4 tấn; 2,5 tấn; 2,9 tấn; 3 tấn; 3,5 tấn.
  • Xe tải có trọng tải dưới 10 tấn gồm: 5 tấn; 5,5 tấn; 6 tấn; 6,2 tấn; 6,5 tấn; 7 tấn; 8 tấn; 8,2 tấn; 9 tấn;…
  • Xe tải có trọng tải trên 10 tấn gồm: 15 tấn, 18 tấn,…

Với từng loại trọng tải cụ thể sẽ được quy định số lượng hàng hóa tối đa mà xe có thể chuyên chở. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng và loại hàng hóa vận chuyển mà người dùng sẽ có những lựa chọn phù hợp nhất.

Các loại trọng tải xe ô tô tải phổ biến hiện nay

Các loại trọng tải xe ô tô tải phổ biến hiện nay

Mức phạt với xe vượt quá trọng tải quy định

Lưu thông xe quá trọng tải quy định là nguyên nhân làm hư hỏng, xuống cấp nhanh chóng kết cấu cầu đường, giảm thời gian sử dụng của các công trình đường bộ, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Vì thế, nếu để xe vượt quá trọng tải được cho phép khi tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển sẽ bị xử phạt vi phạm theo Nghị định 100/2019/NĐ – CP, được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ – CP như sau:

Hành vi vi phạm Mức phạt Căn cứ
Chở hàng hóa, hành lý vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe ô tô. 1 – 2 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng

Điểm m Khoản 5 và Điểm a Khoản 8 Điều 23
Điều khiển xe tải, máy kéo (bao gồm rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt quá trọng tải (khối lượng hàng hóa chuyên chở) cho phép được ghi rõ trong giấy đăng kiểm trên 10% đến 30% (ngoại trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng. 800.000 đến 1 triệu đồng Điểm a Khoản 2 Điều 24
Điều khiển xe tải, máy kéo (bao gồm rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt quá trọng tải cho phép được ghi trên giấy đăng kiểm trên 30% – 50%. 3 – 5 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng

Điểm a Khoản 5 và Điểm a Khoản 9 Điều 24
Điều khiển ô tô (bao gồm rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng hóa vượt quá trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép khi tham gia giao thông được ghi trong giấy đăng kiểm trên 50% – 100%. 5 – 7 triệu đồng

Tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng

Điểm a Khoản 6 và Điểm a Khoản 9 Điều 24

Hy vọng qua bài viết này của eParking các bạn đã hiểu được trọng tải xe là gì cũng như phân biệt được tải trọng và trọng tải xe.