Máy giữ xe thông minh eParking 20/12/2023

Máy trạm là một dòng máy tính hoặc laptop có cấu hình hiện đại, thường được sử dụng trong các tác vụ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin, thiết kế đồ họa và khoa học. Vậy máy trạm là gì? Có đặc điểm ra sao? Ứng dụng như thế nào? Hãy cùng eParking tìm hiểu về máy trạm trong bài viết sau đây.

Máy trạm là gì?

Máy trạm (máy tính workstation) là dòng máy tính được nâng cấp với linh kiện và công nghệ hiện đại nhất, nổi bật với cấu hình mạnh mẽ, mang lại hiệu suất vượt trội so với máy tính thông thường. Được thiết kế đặc biệt để chạy các ứng dụng khoa học và kỹ thuật, máy trạm là lựa chọn lý tưởng cho các công việc đòi hỏi sự mạnh mẽ, ổn định. Ngoài ra, máy tính trạm còn được tối ưu hóa để giải quyết các tác vụ xử lý dữ liệu phức tạp, đồng thời có khả năng kết nối mạng và phục vụ nhiều người dùng cùng lúc, làm cho nó trở thành công cụ hữu ích trong các môi trường làm việc đòi hỏi sự đa nhiệm và tính linh hoạt cao.

Máy trạm là gì?

Máy trạm là gì?

Máy trạm có điểm đặc biệt gì?

Máy trạm sở hữu hàng loạt đặc điểm nổi bật so với máy tính thông thường, cụ thể như sau:

Cấu hình và hiệu năng 

Máy tính trạm nổi bật với cấu hình và hiệu năng mạnh mẽ so với các máy tính thông thường. Được trang bị cấu hình cao, máy trạm có khả năng xử lý khối lượng tính toán lớn và đáp ứng yêu cầu xử lý đồ họa chuyên nghiệp một cách nhanh chóng. Đồng thời, máy trạm còn có thể cung cấp không gian lưu trữ dữ liệu rộng lớn và an toàn, giúp người dùng truy xuất dữ liệu một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.

Đặc điểm nổi bật máy tính trạm là gì?

Đặc điểm nổi bật máy tính trạm là gì?

Độ tin cậy cao

Các dòng máy tính trạm không chỉ có cấu hình mạnh mẽ mà còn được trang bị linh kiện chất lượng cao như RAM ECC. Loại RAM này có khả năng điều khiển dòng dữ liệu và tự động sửa lỗi khi có xung đột. Trong trường hợp gặp lỗi, RAM ECC sẽ yêu cầu gửi lại đúng gói tin bị lỗi, đảm bảo tính ổn định và tin cậy của hệ thống. Ngoài ra, máy trạm thường được trang bị bộ nguồn hoạt động với công suất lớn và hệ thống tản nhiệt hiệu quả, giúp máy hoạt động mượt mà, ổn định trong thời gian dài, đáp ứng được các yêu cầu công việc chuyên nghiệp.

Dễ dàng thay thế linh kiện

Phần lớn các máy trạm đều được thiết kế “tool-less,” giúp việc nâng cấp trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Việc tháo lắp và thay thế linh kiện cũng dễ dàng mà không cần sự hỗ trợ từ bất kỳ công cụ nào. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn tăng cường tính linh hoạt cho người dùng, giúp họ tự tin thực hiện các nâng cấp mà không gặp khó khăn.

Máy trạm khác gì với máy chủ và máy tính thường?

Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa máy trạm và máy chủ, máy tính thường mà bạn có thể tham khảo:

Khái niệm

Máy trạm là một dạng máy tính với hiệu năng và cấu hình cao hơn so với máy tính thông thường, đảm bảo cung cấp hiệu suất tốt trong thời gian dài. Máy trạm có thể được kết nối vào mạng hoặc hoạt động độc lập, trong khi máy chủ là trung tâm của hệ thống mạng, phục vụ nhu cầu dịch vụ trong mạng.

Cấu hình và hiệu năng

Máy trạm thường được trang bị cấu hình thế hệ mới nhất và card đồ họa chuyên dụng để xử lý nhanh chóng các tác vụ phức tạp. Trong khi đó, máy tính thường và máy chủ rất ít được trang bị những điều này khiến cho tốc độ xử lý các vụ của chúng thường lâu hơn.

Cấu hình và hiệu năng

Cấu hình và hiệu năng

Thiết kế

Máy trạm cũng có các thiết bị nhập/xuất như bàn phím, chuột,… giống như máy tính thông thường nhưng những linh kiện này thường sẽ chất lượng và có thiết kế bền chắc, chuyên nghiệp hơn. Trong khi đó, máy chủ không có các thiết bị nhập/xuất như máy trạm và máy tính thông thường.

Hệ thống tản nhiệt

Hệ thống tản nhiệt

Bộ vi xử lý

Bộ nhớ RAM của máy trạm thường là 16GB, đạt tốc độ xung cao nhất hiện nay. Nó có khả năng nâng cấp tối đa 4 slot RAM và tăng tốc độ render hình ảnh chỉ trong vài giây. Đặc biệt, bộ nhớ này còn có chức năng tự kiểm tra và sửa lỗi ECC Memory mà máy tính thường không có.

Đồ họa

GPU của máy tính trạm thường có sự khác biệt so với máy tính thường vì nó được trang bị card đồ họa chuyên dụng nhất. Điều này khiến cho máy trạm thường được sử dụng chuyên biệt cho các ứng dụng đồ họa, trong khi máy tính thường sẽ hạn chế về đồ họa và thường được sử dụng cho các ứng dụng văn phòng.

Ổ cứng

Ổ cứng của máy trạm được thiết kế kết hợp giữa HDD và SSD PCle, với tốc độ vòng quay cao nhất là 7200rpm, đảm bảo an toàn và hiệu suất cao. Trong khi đó, ổ cứng của máy tính thông thường thường có tốc độ quay vào khoảng 5400rpm, ít máy có tốc độ 7200rpm. SSD PCle sử dụng công nghệ mới nhất, cung cấp tốc độ truy xuất nhanh và dung lượng lớn cho việc lưu trữ dữ liệu.

Khả năng nâng cấp

Khả năng nâng cấp

Màn hình

Máy trạm được trang bị màn hình công nghệ IPS chống lóa cao cấp, có kích thước từ 15.6 – 17.3inch và độ phân giải từ Full HD lên đến 4K. Màn hình này cung cấp màu sắc và độ tương phản chính xác cao nhất, có góc nhìn rộng hơn và không bị biến dạng hình ảnh. Trong khi đó máy tính thường sẽ ít được trang bị màn hình cao cấp.

Màn hình

Màn hình

Ưu điểm, nhược điểm của máy trạm

Sau khi đã biết được máy trạm là gì, hãy cùng eParking một số ưu nhược điểm của máy trạm.

Ưu điểm 

Ưu điểm của máy trạm bao gồm:

  • Hệ thống hoạt động ổn định: Được xây dựng từ các linh kiện điện tử chất lượng, máy trạm có độ bền và ổn định cao, hạn chế sự cố và lỗi phần mềm, phần cứng. 
  • Hạn chế tối đa lỗi hệ thống: Máy trạm được giảm thiểu tối đa lỗi hệ thống thông qua việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi xuất xưởng và kết hợp đồng bộ phần cứng với phần mềm để giảm thiểu sự cố thông thường.
  • Thích hợp với các kỹ thuật viên: Máy trạm được thiết kế để phục vụ cho các kỹ thuật viên với các bộ phận chuyên biệt giúp tăng tốc độ hoạt động trong thời gian dài. Điều này giúp máy trạm xử lý các tác vụ như CAD, thiết kế video, phân tích dữ liệu một cách mạnh mẽ và liên tục.

Nhược điểm

Nhược điểm của máy trạm gồm:

  • Chi phí cao: Chi phí của máy trạm khá cao vì sử dụng các linh kiện với chất lượng và công nghệ hàng đầu.
  • Máy trạm có ở nhiều nơi: Với tính phổ biến và sự tiện lợi, máy trạm có thể được tìm thấy ở nhiều nơi. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến rủi ro mua phải các sản phẩm không đáp ứng đúng quy chuẩn hoặc chất lượng.

Ứng dụng của máy trạm

Máy trạm không chỉ đơn giản là một thiết bị tính toán thông thường mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực chuyên sâu. Máy trạm có thể giải quyết những yêu cầu khó khăn mà máy tính thường không đáp ứng được trong các lĩnh vực như thiết kế đồ họa, kỹ thuật và quản lý máy chủ. Ngoài ra, với khả năng xử lý vô cùng cao cùng sự ổn định, máy trạm hiện còn đang được sử dụng phổ biến trong hệ thống giữ xe thông minh, giúp người dùng nâng cao hiệu quả quản lý và tiết kiệm nguồn nhân lực.

Cách lựa chọn máy trạm cho doanh nghiệp

Dưới đây là cách lựa chọn máy trạm cho doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo.

Mục đích sử dụng

Trước khi quyết định mua máy trạm, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng nó là gì, ví dụ như lưu trữ, giám sát camera, lập trình hoặc công việc khác. Quyết định này sẽ giúp xác định cấu hình và khả năng của máy.

Ngoài ra, quy mô nhu cầu cũng rất quan trọng, bạn cần xác định rằng máy tính trạm sẽ phục vụ cho cá nhân hay một nhóm lớn. Điều này sẽ giúp bạn xác định được các yêu cầu hiệu xuất, dung lượng và tính năng mở rộng của máy trạm.

Cách chọn máy trạm phù hợp cho doanh nghiệp

Cách chọn máy trạm phù hợp cho doanh nghiệp

Có sử dụng với mục đích khác không?

Ngoài việc lưu trữ, thiết kế,…. máy trạm còn đảm nhiệm các cộng việc khác như chỉnh sửa video, ứng dụng email,… Nếu bạn sử dụng máy trạm cho nhiều công việc thì cần phải phải có một bộ xử lý cao cấp hơn, card đồ họa chuyên dụng và cung cấp đủ dung lượng bộ nhớ.

Ngân sách cá nhân

Ngân sách là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua máy tính trạm. Đặc biệt là trong mô hình doanh nghiệp có nhu cầu số lượng lớn, điều này đồng nghĩa với việc cần phải đầu tư không ít về tiền bạc. Tuy nhiên, mua máy tính trạm cho doanh nghiệp sẽ có một số ưu điểm sau:

  • Nhận được các chương trình giảm giá và ưu đãi về dịch vụ khi mua số lượng lớn.
  • Có sẵn các giải pháp hệ thống, giúp tối ưu hiệu suất vận hành.

Các hãng sản xuất

Trên thị trường Việt Nam, có nhiều nhãn máy trạm nổi tiếng như như HP, Dell, IBM,… cung cấp sự linh hoạt cho khách hàng trong việc lựa chọn các thành phần bên trong máy. Người dùng có sự kiểm soát đầy đủ và có thể tùy chỉnh các thành phần phù hợp với nhu cầu công việc cụ thể.

Khách hàng không chỉ là người mua hàng mà còn là người quyết định về cấu hình cao cấp, từ bộ xử lý, card đồ họa cho đến bộ nhớ RAM. Điều này đảm bảo mỗi máy trạm đều sẽ được tối ưu hóa để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người sử dụng.

Như vậy, bài viết trên đây của eParking đã giúp bạn giải đáp thắc mắc máy trạm là gì. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa máy trạm với máy tính thường và máy chủ.

Xem thêm: