Mỗi khi chúng ta mua một máy quét mã vạch hoặc máy in mã vạch, các nhà cung cấp thông tin thường tư vấn máy này có quét RFID được không,… Vậy công nghệ RFID là gì, nguyên lý làm việc và ứng dụng là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết sau đây của eParking nhé.
Xem thêm:
Mục lục bài viết
Công nghệ RFID là gì?
Khái niệm
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ sử dụng sóng vô tuyến để xác định đối tượng. Công nghệ này cho phép các đối tượng được xác định thông qua một hệ thống thu phát vô tuyến để từng đối tượng có thể được theo dõi, quản li.
Một hệ thống RFID thường bao gồm hai thành phần chính, một thẻ (chip RFID chứa thông tin) và một đầu đọc, đọc thông tin trên chip.
Tại Việt Nam, công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong các giải pháp quản lý nhân viên, thẻ thông minh hay chống trộm cắp hàng hóa trong siêu thị. Một ứng dụng khác mà công nghệ này mang lại lợi ích to lớn là sản xuất khóa chống trộm xe máy.
Lịch sử
Những năm 1940 – Công nghệ radar được sử dụng để xác định đối phương và máy bay thiện chiến trong Thế chiến thứ hai. Về mặt kỹ thuật, đây là lần đầu tiên sử dụng công nghệ RFID.
1948 – Nhà khoa học và nhà phát minh Harry Stockman đã tạo ra RFID, đồng thời ghi nhận với phát minh này. 1963 – Nhà phát minh RF, Harrington đề xuất một khái niệm RFID mới, bao gồm việc phổ biến dữ liệu và thông tin.
1977 – Tấm giấy phép truyền RFID đầu tiên ra đời. 2000 – Tính đến thời điểm này, đã có hơn 1000 đơn đăng ký bằng sáng chế sử dụng công nghệ RFID. Năm 2015, giá trị thị trường RFID sẽ đạt 26 tỷ đô la Mỹ. Quy mô thị trường năm 2005 là 1,95 tỷ USD, tăng 24 tỷ USD.
Nguyên lý hoạt động của RFID
Thiết bị đọc RFID phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể. Thiết bị phát ra mã thẻ RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng điện từ này và nhận năng lượng từ nó, truyền lại đến thiết bị RFID biết mã của mình. Tại thời điểm đó, RFID reader biết thẻ nào đang hoạt động trong vùng sóng điện từ.
Ưu nhược điểm của công nghệ RFID
Ưu điểm
- Có thể lưu dấu, kiểm soát các đối tượng mà không cần phải sắp xếp. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian xử lý dữ liệu ở trên hệ thống RFID
- Kiểm kê với tốc độ cao mà không cần phải tiếp xúc. Có nhiều đối tượng quét cùng một thời điểm, có thể lên đến 40 thẻ chỉ trong vòng 1 giây. Tiết kiệm được thời gian đếm đối tượng.
- Khả năng đọc ghi dữ liệu nhiều lần. Có một số loại thẻ cho phép ghi và ghi lại nhiều lần. Trong trường hợp tái sử dụng thẻ RFID đây là một cơ hội giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí
- Thẻ RFID có thể hoạt động tốt trong những môi trường không thuận lợi.
Triển khai hệ thống RFID sẽ giúp tăng năng suất, tự động hoá nhiều quá trình sản xuất, nhằm tăng sự thỏa mãn của khách hàng và tăng lợi nhuận như môi trường ấm, nóng, bụi, bẩn, môi trường bị ăn mòn hay hay có sự va chạm.
Nhược điểm
- Chi phí triển khai cao
- Khả năng kiểm soát thiết bị còn hạn chế
- Thẻ dễ bị nhiễu sóng khi ở trong môi trường nước và kim loại
- Đầu đọc có thể đọc chồng lên nhau.
Dù công nghệ RFID có nhiều ưu điểm và lợi thế để phát triển nhưng vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm cần được khắc phục trong tương lai.
Đặc điểm của hệ thống sử dụng công nghệ RFID
Hệ thống công nghệ RFID chính là sự dụng công nghệ không dây thu phát sóng radio, không sử dụng tia sáng như mã vạch (QR Code, Barcode). Do đó, thông tin có thể truyền tải mà không cần phải có sự tiếp xúc vật lý nào
RFID có thể đọc được thông tin xuyên qua các môi trường, vật liệu như: bê tông, sương mù, tuyết, băng đá, sơn và các điều kiện môi trường khác mà mã vạch hay các công nghệ khác không thể nào phát huy hiệu quả được.
Dải tần số thường được sử dụng khi triển khai hệ thống RFID là 125Khz hoặc 900Mhz
Hệ thống RFID gồm có những thiết bị nào?
Đối với một hệ thống sử dụng công nghệ RFID thì thông thường nó sẽ gồm 2 thành phần chính đó là thẻ tag và đầu đọc để đọc thông tin ở trên con chip. Cụ thể:
Thẻ RFID là một thiết bị có thể thay thế các mã mạch được in trên sản phẩm. Thay vì phải đưa các thiết bị vào gần các mã vạch để quét như thông thường thì khi sử dụng công nghệ RFID sẽ cho phép đọc thông tin ở trên sản phẩm mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp
Thiết bị đọc thẻ RFID là thiết bị đọc những thông tin từ các thẻ có thể được đặt cố định hoặc lưu động tuỳ vào từng chủng loại.
Ứng dụng của công nghệ RFID trong đời sống
Có rất nhiều công việc cần con người thực hiện đã được giảm thiểu và thay thế bằng việc ứng dụng công nghệ RFID là gì, cùng tìm hiểu trong phần này nhé.
Trong quản lý kho
Hệ thống RFID được sử dụng để phân loại vật liệu hoặc sản phẩm trong kho bằng cách áp dụng hệ thống thẻ RFID và đầu đọc RFID được gắn vào từng vật liệu.
Các thông tin, dữ liệu thực tế của kho như số lượng, vị trí, phân loại hàng hóa,… sẽ được thu thập, lưu trữ và hiển thị trên máy chủ của kho thông qua hệ thống RFID này để quản lý. Nhờ đó, các hoạt động như nhập hay xuất kho cũng được kiểm soát nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Trong logistics
RFID có thể đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình ra vào kho hàng, cung cấp vị trí chính xác của hàng hóa trong kho, giúp việc tìm kiếm hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.
RFID cho phép các công ty theo dõi quy trình làm việc trong chuỗi cung ứng của họ, điều này sẽ cung cấp nhiều dữ liệu hữu ích hơn về thiết bị sản xuất, quản lý tài sản, hàng tồn kho,…
Thẻ RFID cũng có thể giúp các công ty kiểm soát bất kỳ sản phẩm di động trái phép nào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm có giá trị cao như máy tính, ti vi và ô tô. Đôi khi chỉ cần sự hiện diện hoặc biết về thẻ RFID được gắn có thể làm giảm nguy cơ trộm cắp.
Quản trị chuỗi cung ứng
Trong thị trường đầy biến động ngày nay, chuỗi cung ứng chỉ hiệu quả khi được hỗ trợ bởi thông tin xuyên suốt. Ngoài việc chính xác và cập nhật kịp thời, việc chia sẻ thông tin phải giúp các nhà cung cấp, kho hàng và nhà vận chuyển đảm bảo hoạt động trơn tru và liền mạch.
- Theo dõi các sản phẩm được sản xuất thông qua nhà máy và chuyển đến khách hàng.
- RFID có thể theo dõi hàng tồn kho thông qua các trung tâm quản lý kho, vận chuyển và phân phối.
- Theo dõi tài sản như phương tiện, công cụ và thiết bị.
Trong thư viện
Nhận thấy những ưu điểm vượt trội của công nghệ RFID so với các công nghệ khác đã được ứng dụng vào thư viện. Tại Việt Nam, nhiều thư viện đã bắt đầu ứng dụng công nghệ gắn thẻ RFID vào tài liệu của mình.
Có thể kể đến như Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa,…
Hệ thống RFID của thư viện gồm các khâu: nhập thông tin trên thẻ, mượn/trả tài liệu, phân loại tài liệu tự động (để xếp giá), kiểm đếm tài liệu. Mỗi công đoạn trên đều được cập nhật vào hệ thống quản lý thư viện điện tử.
RFID dùng để giám sát nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn, ô nhiễm,… Khi có kết quả, hệ thống sẽ tự động cập nhật và báo cáo về trung tâm kiểm tra chất lượng. Từ đó sẽ đưa ra giải pháp nhanh nhất và tối ưu nhất.
Trong nuôi trồng thủy sản
Để thủy sản xuất khẩu vượt qua các rào cản kỹ thuật, vào được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ. Đồng thời giúp khách hàng hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ RFID trong việc theo dõi, giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản là rất cần thiết ở đất nước của ta.
Công nghệ giúp kiểm soát an toàn vệ sinh vùng nuôi, kiểm soát dư lượng chất độc hại trong thủy sản, chứng nhận sản phẩm không mang mầm bệnh, người tiêu dùng có thể biết được mọi thông tin về sản phẩm, tạo tâm lý an toàn cho người sử dụng.
Hệ thống nhà thông minh
Hệ thống nhà thông minh sẽ sử dụng các con chip RFID gắn trực tiếp vào các vật dụng trong gia đình. Từ đó, người trong gia đình có thể dễ dàng kiểm soát các chu trình, độ an toàn của các thiết bị gia dụng trong gia đình, hạn chế rủi ro cháy nổ, hỏng hóc, tiết kiệm được công sức.
Hệ thống y tế
Việc ứng dụng hệ thống RFID trong chăm sóc bệnh nhân là một bước đột phá lớn trong ngành y tế. Hệ thống sẽ được cấy vào những bệnh nhân cần theo dõi đặc biệt trong bệnh viện. Tại thời điểm này, dữ liệu sức khỏe của những bệnh nhân này sẽ được tự động ghi lại rõ ràng và thống nhất trên hệ thống EHR, được cập nhật hàng giờ mỗi ngày.
Hệ thống giao thông
Hệ thống RFID được sử dụng trong giao thông và nhiệm vụ chính là kiểm soát điều kiện giao thông trong một thành phố hoặc quốc gia. Thẻ RFID có thể cập nhật dữ liệu của hành khách sử dụng phương tiện giao thông công cộng, báo cáo các mối nguy hiểm hiện tại và các vấn đề khẩn cấp mà hệ thống giao thông phải đối mặt.
Trong hệ thống giữ xe thông minh
Công nghệ RFID còn được ứng dụng trong hệ thống giữ xe thông minh. Vé xe được mã vạch, do đó kẻ gian nếu nhặt được cũng không nhận biết của xe nào. Ngoài ra, tất cả các thông tin về xe, giờ đỗ, dáng người ngồi trên xe,… cũng đều được lưu trong hệ thống dữ liệu của máy tính để đảm bảo an toàn cho phương tiện của người gửi.
Bạn chỉ mất 5 – 7 giây để lấy thẻ, nhanh hơn 15-20 giây so với cách bấm thẻ thông thường, từ đó khắc phục được tình trạng tắc nghẽn.
Chính vì thế, eParking khuyến khích các nhà quản lý xe áp dụng công nghệ này để giúp công việc được thuận lợi hơn trong bối cảnh ngày nay.
Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về công nghệ RFID là gì? Hệ thống RFID có những đặc điểm gì nổi bật và ứng dụng của hệ thống trong cuộc sống. Hi vọng bài viết của eParking sẽ mang đến cho bạn những hiểu biết toàn diện nhất về RFID và giúp bạn ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.