Máy giữ xe thông minh eParking 25/10/2022

Thẻ chip là loại thẻ được sử dụng rất phổ biến và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện,… Vậy thẻ chip là gì? Gồm những loại nào? Bài viết này của eParking sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các bạn.

Thẻ chip là gì?

Thẻ chip có nhiều cách gọi khác bằng tiếng Anh như: Chip card, smart cards, chip and signature cards, chip and pin cards, MasterCard – Europay – Visa (EMV) card.

Thẻ chip có thể thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng được làm bằng nhựa có kích thước dựa theo tiêu chuẩn và chứa 1 con chip nằm ở mặt trước của thẻ. Con chip này mã hóa thông tin nhằm tăng cường bảo mật dữ liệu trong quá trình thực hiện giao dịch tại các cửa hàng, thiết bị đầu cuối hay tại máy rút tiền tự động (ATM).

Thẻ chip là gì

Thẻ chip là gì

Nguyên lý hoạt động của thẻ chip

Quá trình xử lý và thực hiện của một thẻ chip ngân hàng gồm các bước dưới đây:

Sau khi thẻ được quý khách đưa vào máy đọc thẻ, thông tin trong thẻ sẽ được giải mã và truyền về máy chủ của ngân hàng thanh toán để thực hiện quá trình xử lý. 

Tiếp theo, máy chủ ngân hàng thanh toán sẽ tiến hành kiểm tra thêm một lần nữa các thông tin và chuyển thông tin của chủ thẻ đến những tổ chức thanh toán như Visa hoặc MasterCard. Hệ thống xử lý của MasterCard hay Visa sẽ xác nhận và gửi lại thông tin giao dịch đến ngân hàng phát hành thẻ để xin cấp phép hoạt động giao dich. 

Ngân hàng phát hành sẽ kiểm tra thông tin và xác thực thẻ rồi gửi thông tin cấp phép giao dịch đến tổ chức thanh toán MasterCard hay Visa và ngân hàng thanh toán.

Cuối cùng, thông tin được gửi đến thiết bị máy ATM của ngân hàng thanh toán để trả lời cho chủ thẻ và thực hiện giao dịch.

Nguyên lý hoạt động của thẻ chip

Nguyên lý hoạt động của thẻ chip

Các loại thẻ chip thông dụng

Trên thị trường hiện nay có 2 loại thẻ chip cơ bản gồm: Thẻ chip có tiếp xúc và thẻ chip không tiếp xúc. 

Thẻ chip có tiếp xúc

Thẻ chip có tiếp xúc là loại thẻ chip mà khi người sử dụng muốn ghi, xóa hay truy xuất dữ liệu trong thẻ thì thẻ này phải tiếp xúc trực tiếp với các thiết bị đọc thẻ (tức là thẻ phải được cắm vào khe đọc của máy đọc thẻ).

Ưu điểm của loại thẻ chip này chính là khả năng bảo mật tốt. Tuy nhiên, nhược điểm là thao tác thực hiện chậm. Thẻ chip có tiếp xúc thông thường được dùng để xử lý các giao dịch trong ngân hàng liên quan đến tiền.

Thẻ chip có tiếp xúc

Thẻ chip có tiếp xúc

Thẻ chip không tiếp xúc 

Thẻ chip không tiếp xúc và thẻ chip tiếp xúc khác nhau ở điểm loại thẻ này không cần phải cắm trực tiếp vào máy đọc thẻ mà chỉ cần quẹt qua đầu đọc (phạm vi đọc thường sẽ nằm ở mức từ 2 đến 10 cm).

Thẻ này có gắn 1 anten chạy ẩn xung quanh thân trẻ và cho phép thẻ chip này có thể giao tiếp được với đầu đọc. Với tính năng này, thẻ chip không tiếp xúc thường được sử dụng trong các dịch vụ tại bãi giữ xe, ra vào phòng khách sạn,…

Thẻ chip không tiếp xúc 

Thẻ chip không tiếp xúc

Tại sao nên sử dụng thẻ chip thay cho thẻ từ?

Khả năng bảo mật thông tin cao

Thẻ từ có khả năng bảo mật khá thấp nên các thiết bị Skimming (thiết bị đánh cắp thông tin thẻ ATM) loại lâu đời nhất cũng có thể lấy cắp thông tin thẻ ATM của người dùng, khiến cho nhiều khách hàng gặp nhiều khó khăn vì số tiền trong thẻ không cánh mà bay. Bởi vì lí do này mà chúng ta nên chuyển sang sử dụng thẻ chip để an tâm hơn trong quá trình rút tiền hay thanh toán.

Khi cắm thẻ từ vào máy ATM và tiến hành nhập mã PIN, thông tin được lưu trữ trong dải từ sẽ truyền đi dưới dạng văn bản “trần”, nên chỉ với một máy quét thông thường là lấy được thông tin PIN hay số thẻ của bạn.

Còn đối với thẻ chip, các thông tin trên sẽ được mã hóa thông qua một bước dưới dạng dãy kí tự số theo kiểu hệ nhị phân trên máy tính, vì mã hóa này sẽ thay đổi liên tục nên giả sử tin tặc có giải mã và lấy được thông tin thì vẫn rất khó có thể sử dụng lại.

Thẻ chip có độ bảo mật cao

Thẻ chip có độ bảo mật cao

Nguyên lý hoạt động chặt chẽ

Khác với thẻ từ, mỗi khi thẻ chip được sử dụng để thanh toán thì con chip trên thẻ sẽ tạo ra 1 mã giao dịch duy nhất và không bao giờ bị trùng lặp. Trong trường hợp thẻ của người dùng bị đánh cắp thông tin từ một nơi nào đó thì chiếc thẻ giả sẽ không hoạt động được vì mã giao dịch bị trộm sẽ không thể sử dụng lại được, chiếc thẻ đó sẽ bị từ chối.

Để giao dịch trên thẻ chip thành công thì cần phải trải qua các bước xác nhận phức tạp hai chiều từ thiết bị nhận thẻ cho đến ngân hàng thanh toán, tổ chức Mastercard/ Visa, ngân hàng phát hành. Khi tất cả các tổ chức liên quan cấp phép thì giao dịch mới thành công.

Quy trình xử lý của thẻ chip phức tạp hơn thẻ từ vì có thêm tổ chức cấp Visa/ MasterCard tham gia quá trình xác thực thẻ, quy trình này khép kín và xoay vòng tròn nhưng cũng chỉ mất vài giây để yêu cầu truy cập vào tài khoản bằng thẻ được chấp nhận.

Hy vọng qua bài viết này của eParking, các bạn đã hiểu rõ hơn về thẻ chip và sử dụng nó thật hợp lý để mang lại lợi ích cho mình.