Cân ô tô điện tử là loại cân có công suất lớn, thường được dùng trong ngành giao thông vận tải, hàng hóa. Vậy cân ô tô điện tử dùng để làm gì? Cấu tạo của nó ra sao? Hãy cùng eParking tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Cân ô tô điện tử là gì?
Cân ô tô điện tử (Weighbridge) hay còn thường được gọi là cân xe tải. Nó là một hệ thống trạm cân được cấu thành từ nhiều hạng mục. Cân có các loại trạm khác nhau tương ứng với mức tải trọng tối đa từ 20 tấn đến 150 tấn. Tùy vào nhu cầu sử dụng của từng đơn vị mà sẽ đặt mua loại trạm cân có công suất khác nhau. Loại cân này được gọi là cân ô tô điện tử vì nó được sử dụng cho mục đích chính là xác định khối lượng hàng hóa trực tiếp từ trên xe ô tô chở hàng hóa.
Ngoài ra, cân ô tô điện tử cũng rất đa dạng về kích thước nhằm đảo bảo được việc xác định khối lượng cho tất cả các loại xe tải, xe đầu kéo, xe bồn, container khác nhau hiện nay. Với kích thước tiêu chuẩn phổ thông trên thị trường, khách hàng có thể dùng cho những dòng xe phổ biến hiện nay. Với những loại xe có kích thước không phổ biến thì các khách hàng cần có kế hoạch để đặt kích thước cân điện tử riêng cho phù hợp.
Cấu tạo của cân ô tô điện tử
Cân ô tô điện tử có cấu tạo bao gồm 3 phần:
- Kết cấu xây dựng móng cân, nhà điều hành: Phần này được làm từ bê tông, vật liệu xây dựng, sắt thép,… Và phần này phải thật chắc chắn cho phần cân
- Mặt bàn cân ô tô, xe tải: Phần này được làm từ thép chữ U, chữ I đúc hoặc bê tông cốt thép để chịu lực.
- Thiết bị điện cho cân ô tô: Bao gồm cảm biến lực, bộ cộng tín hiệu, đầu cân, bản hiển thị trọng lượng cho lái xe xem và các thiết bị phụ trợ khác.
Các hình thức lắp đặt cân ô tô điện tử phổ biến hiện nay
Hiện nay, cân ô tô, cân xe tải được chia thành 3 kiểu phổ biến, gồm: Cân ô tô kiểu nổi (Pitless type), cân ô tô kiểu chìm (Pit type) và cân ô tô kiểu nửa nổi nửa chìm (Semi pit type).
Cân ô tô điện tử kiểu nổi là loại cân thường được các đơn vị, công ty lựa chọn để lắp đặt một trạm cân ô tô nhất. Bởi vì nó dễ dàng và thuận tiện trong quá trình lắp đặt, vệ sinh, thay thế và bảo trì thiết bị trạm cân. Các cảm biến lực (Load Cell) và bàn cân sẽ nằm hoàn toàn trên mặt đất nên sẽ không xảy ra tình trạng bị ngập nước (thoát nước tối ưu nhất). Từ đó giảm thiểu tối đa sự tác động từ môi trường như: Độ ẩm, các loại động vật phá hoại trạm cân,… Loại cân này phù hợp với những địa điểm có diện tích rộng (do có 2 đầu dốc lên xuống), điều này sẽ giúp cho thiết bị trạm cân kéo dài được tuổi thọ và độ bền của cân.
Còn 2 loại cân ô tô kiểu chìm và cân ô tô kiểu nửa nổi nữa chìm thường được các công ty, đơn vị có nhà xưởng có diện tích chật, hẹp lựa chọn.
Cân ô tô điện tử dùng để làm gì?
Cân ô tô điện tử được dùng cho 2 mục đích chính như sau:
- Cân thương mại: Dùng cân ô tô điện tử cho việc cân thuê, từ đó sẽ thu phí cho mỗi lần cân xe.
- Kiểm tra khối lượng của hàng hóa trên xe tải bằng phương pháp cân trục xe hoặc cân cả xe: Ứng dụng này được áp dụng cho các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhằm mục đích kiểm soát khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp không bị vượt tải khi lưu thông trên đường. Nhờ đó cũng tránh được các trường hợp bị phạt do vi phạm lỗi quá tải.
Trên thực tế, có 2 cách để dùng cân ô tô điện tử xác định khối lượng của xe tải. Cách thứ nhất là dùng phương pháp cân toàn bộ xe, cách thứ 2 là dùng phương pháp cân 1 trục xe.
Với phương pháp cân toàn bộ xe, các trạm cân ô tô thường được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp, các khu công nghiệp, các bến cảng, các khu khai thác và chế biến khoáng sản, địa điểm xuất nhập khẩu, nơi sơ chế hay nơi xử lý rác,… Những nơi có lưu lượng hàng hóa ra vào lớn và thường xuyên, cần phải xác định khối lượng hàng hóa trên xe 1 cách nhanh chóng và chính xác, nhằm đảm bảo cho luồng hàng được lưu thông một cách nhanh chóng, khối lượng được kiểm soát chặt chẽ. Việc xác định khối lượng vỏ xe khi chưa có hàng hóa và khi có hàng hóa sẽ giúp tính được khối lượng hàng hóa nhanh chóng và chính xác, điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian kiểm soát hàng hóa nhanh hơn.
Với phương pháp cân 1 trục xe, cân xe tải 1 trục có thể giúp bạn kiểm tra được trọng lượng của từng trục riêng lẻ và trọng lượng của toàn bộ xe. Để kiểm tra xem xe của bạn có đạt tiêu chuẩn an toàn, có đủ tải trọng khi lưu thông trên đường hay không. Việc này sẽ giúp cho bạn tránh không bị phạt vì lỗi quá tải bởi cơ quan chức năng.
Đây là 2 phương pháp cân xe tải cơ bản và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, cả 2 phương pháp này đều được xây dựng và lắp đặt trên nền đường có bố trí xây dựng hệ thống móng cân chắc chắn.
Trên đây là bài viết của eParking, đã chia sẻ các thông tin về cân ô tô điện tử cũng như là ứng dụng của nó. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn.